Qua đó, phát huy cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ” và phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”; dân chủ được phát huy, khối đại đoàn kết toàn dân ngày càng được củng cố, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), bảo đảm quốc phòng - an ninh, xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị ngày càng vững mạnh.
Thời gian qua, cán bộ, hội viên phụ nữ thôn Lan Dương, xã An Lão, huyện Bình Lục luôn tích cực đi đầu trong công tác giữ gìn vệ sinh môi trường; trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh, góp phần thực hiện tốt các tiêu chí xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao của xã và của huyện. Đồng chí Trần Thị Thoa, Bí thư Chi bộ, Chi hội trưởng Chi hội phụ nữ thôn Lan Dương cho biết: Quán triệt sâu sắc những định hướng lớn của Đảng về CTDV, thời gian qua chi bộ cũng như chi hội phụ nữ thôn luôn chủ động triển khai nghiêm túc, kịp thời chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, định hướng của cấp ủy, chính quyền địa phương; cụ thể hoá phong trào thi đua “Dân vận khéo” thông qua những việc làm cụ thể, thiết thực.
Với sự chỉ đạo sát sao của chi bộ, nhất là vai trò tiền phong, gương mẫu đi đầu của cán bộ, đảng viên trong chi bộ và của cán bộ, hội viên phụ nữ trong thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước nên thời gian qua các chủ trương, định hướng, chỉ tiêu, nhiệm vụ mà chi bộ, đảng bộ xã đề ra đều được cán bộ, đảng viên, nhân dân trong thôn thực hiện tốt. Thực hiện nghiêm nội dung CTDV, người đứng đầu Đảng uỷ, UBND xã luôn chủ động tiếp dân, đối thoại lắng những nghe tâm tư, nguyện vọng chính đáng, hợp pháp của nhân dân. Các chủ trương, chương trình, dự án của xã, thôn được đưa ra bàn bạc dân chủ... Chính vì vậy nhân dân trong thôn luôn đoàn kết, tin tưởng vào sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền các cấp, chủ động góp công, góp của xây dựng các công trình phúc lợi công cộng của xã, thôn; xây dựng nếp sống văn hoá, gia đình bình đẳng, ấm no, hạnh phúc.
Hiện nay, toàn tỉnh có 1.606 mô hình "Dân vận khéo"; trong đó có 127 mô hình cấp tỉnh được triển khai và 36 mô hình được công nhận cấp tỉnh; 1.479 mô hình cấp huyện và cơ sở, trong đó có nhiều mô hình, điển hình thực chất, hiệu quả, bền vững, có tính lan tỏa trong đời sống xã hội. Điển hình như các mô hình: “Khéo tuyên truyền, giải thích pháp luật trong hòa giải các vụ án dân sự; đối thoại trong các vụ án hành chính” của Tòa án nhân dân tỉnh; "Sinh hoạt chi bộ kiểu mẫu" của Đảng ủy xã Bồ Đề và xã An Ninh (Bình Lục); “Hợp tác xã sản xuất bánh đa nướng Kiện Khê” của Hội Nông dân thị trấn Kiện Khê (huyện Thanh Liêm); “Tổ hợp tác nuôi ong lấy mật” của Hội Nông dân xã Liên Sơn (huyện Kim Bảng)...
Có thế nhận thấy, các cấp uỷ, tổ chức đảng trong tỉnh luôn quán triệt và thực hiện nghiêm túc CTDV của Đảng; tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo CTDV gắn với nhiệm vụ chính trị ở địa phương, đơn vị; chú trọng làm tốt công tác tiếp dân, đối thoại, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân; đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao tinh thần phục vụ nhân dân; tăng cường công tác phòng, chống tham nhũng; đẩy mạnh thực hiện quy chế dân chủ, phát huy vai trò của MTTQ thông qua nhóm nòng cốt để thực hiện CTDV.
Anh Nguyễn Văn Hoàn, trú tại tổ dân phố Mễ Nội, phường Liêm Chính, thành phố Phủ Lý chia sẻ: Tôi nhận thấy các cấp uỷ, chính quyền ngày càng chú trọng đề cao vai trò của nhân dân thông qua việc thông báo rộng rãi, công khai các chủ trương, định hướng, đề án, dự án về phát triển KT-XH; tăng cường tổ chức các buổi đối thoại để lắng nghe, giải quyết các vấn đề nhân dân quan tâm như vấn đề đền bù, giải phóng mặt bằng; vấn đề cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; vấn đề an sinh xã hội... Ở đây, đội ngũ cán bộ, đảng viên luôn gương mẫu trong thực hiện các chủ trương, chính sách, đi đầu thực hiện hiến đất làm đường, tham gia vệ sinh môi trường, xây dựng nếp sống văn hoá... Qua đó, nhân dân chúng tôi cũng tin tưởng học và làm theo.
CTDV được các cấp uỷ, chính quyền triển khai cụ thể qua phong trào thi đua “Dân vận khéo”. Theo đó, các mô hình “Dân vận khéo” được triển khai rộng khắp trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội, tập trung giải quyết những việc mới, việc khó trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của tỉnh. Hiện nay, toàn tỉnh có 1.606 mô hình "Dân vận khéo"; trong đó có 127 mô hình cấp tỉnh được triển khai và 36 mô hình được công nhận cấp tỉnh; 1.479 mô hình cấp huyện và cơ sở, với nhiều mô hình, điển hình thực chất, hiệu quả, bền vững, có tính lan tỏa trong đời sống xã hội.
Điển hình như các mô hình: “Khéo tuyên truyền, giải thích pháp luật trong hòa giải các vụ án dân sự; đối thoại trong các vụ án hành chính” của Tòa án nhân dân tỉnh; "Sinh hoạt chi bộ kiểu mẫu" của Đảng ủy xã Bồ Đề và xã An Ninh (Bình Lục); “Hợp tác xã sản xuất bánh đa nướng Kiện Khê” của Hội Nông dân thị trấn Kiện Khê và “Nuôi ong lấy mật” của Hội Nông dân xã Thanh Nghị (huyện Thanh Liêm); “Tổ hợp tác nuôi ong lấy mật” của Hội Nông dân xã Liên Sơn (Kim Bảng)...
Đồng chí Nguyễn Minh Tiến, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy cho biết: CTDV, đặc biệt là phong trào thi đua “Dân vận khéo” thời gian qua đem lại nhiều kết quả thiết thực, góp phần hoàn thành tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển KT-XH, xây dựng Đảng, hệ thống chính trị ngày càng vững mạnh. Thời gian tới, CTDV sẽ tiếp tục được chỉ đạo tăng cường thực hiện, tập trung vào hoàn thành các chỉ tiêu mà đại hội đảng bộ các cấp đã đề ra, chuẩn bị cho đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025-2030. Với vai trò là cơ quan tham mưu, Ban Dân vận Tỉnh uỷ tiếp tục rà soát lại các ngành, lĩnh vực, vấn đề khó, phát sinh từ thực tiễn để tham mưu triển khai các mô hình “Dân vận khéo”; đồng thời, làm tốt việc theo dõi giám sát, đánh giá để nhân rộng các mô hình đem lại giá trị cụ thể, thiết thực. Qua đó, phát huy sức mạnh của nhân dân trên từng lĩnh vực, góp phần củng cố và tăng cường niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của cấp uỷ, chính quyền các cấp.
Nguồn tin: Báo Hà Nam: