CÔNG AN TỈNH HÀ NAMhttps://congan.hanam.gov.vn/uploads/logo.png
Thứ tư - 06/11/2024 21:59
Cùng với việc đẩy mạnh chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác Công an, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Thời gian qua, Công an các đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh Hà Nam còn đẩy mạnh ứng dụng mạng xã hội Zalo, Singnet, Facebook trong việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật, tiếp nhận thông tin phòng, chống tội phạm.
Khi Zalo, Singnet, Facebook được ứng dụng trong thực hiện Đề án 06 Bên cạnh các mô hình, điển hình đang phát huy tối đa hiệu quả trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, như: mô hình: “Camera an ninh”; “Thắp sáng đường quê”, “Dòng họ tự quản về an ninh, trật tự”, “Cổng trường an toàn giao thông”, “Móc khóa an ninh”... Thời gian qua, Công an các đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh Hà Nam còn đẩy mạnh ứng dụng mạng xã hội Zalo, Singnet, Facebook trong việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật...Nổi bật, trong thực hiện các nhiệm vụ của Đề án 06, Công an huyện Thanh Liêm đã tham mưu triển khai hiệu quả mô hình “Sáng đèn nhóm zalo” - một trong những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành triển khai thực hiện Đề án 06, gồm các thành viên Ban Chỉ đạo triển khai thực hiện Đề án 06 huyện và 16 Chủ tịch UBND các xã, thị trấn. Thông qua nhóm Zalo, các chỉ tiêu thực hiện cấp CCCD gắn chíp, cấp tài khoản định danh điện tử VNeID mức độ 2, hay gần đây nhất là cấp thẻ căn cước tại các địa bàn được lãnh đạo mỗi địa phương trực tiếp cập nhật hằng ngày; thường xuyên báo cáo tới Ban Chỉ đạo cấp huyện về những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai để kịp thời điều chỉnh, khắc phục. Nhờ thông tin tổng hợp qua kênh Zalo, Công an huyện Thanh Liêm đã cử cán bộ tham gia các tổ công tác lưu động toàn quốc của Công an tỉnh; đồng thời chủ động đề xuất Trưởng Công an huyện thành lập các tổ công tác làm lưu động tại các tỉnh phía Bắc, tại các trường và đơn vị quân đội, tại các trung tâm bảo trợ xã hội... tạo mọi điều kiện thuận lợi cho nhân dân. Qua đó, giúp Thanh Liêm là một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về hoàn thành chỉ tiêu cấp CCCD gắn chíp điện tử và cấp tài khoản định danh điện tử VNeID mức độ 2 cho công dân, với 08 xã của huyện Thanh Liêm được Bộ Công an gửi thư khen và là đơn vị cấp huyện đầu tiên trên toàn quốc hoàn thành việc thu nhận hồ sơ cấp căn cước cho 33.948 trường hợp. Kết nối người dân với chính quyền Từ thực tế cho thấy, nhiều ứng dụng mạng xã hội như: Facebook, Zalo, Singnet, Viber, Telegram… tiếp tục được đông đảo người dân Việt Nam tiếp cận, sử dụng. Với ưu thế riêng của mình, mạng xã hội được xem là kênh truyền tải thông tin nhanh, mở rộng kết nối không biên giới. Việc khai thác tối ưu lợi thế của mạng xã hội đang được nhiều cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Hà Nam triển khai thực hiện, trong đó có lực lượng Công an. Trao đổi về vấn đề này, Thượng tá Nguyễn Cao Cường - Trưởng Công an huyện Lý Nhân cho biết: Xác định công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, mang tính quyết định, góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành và toàn dân trong công tác bảo đảm an ninh, trật tự thời gian qua, cấp ủy, chính quyền và Công an huyện Lý Nhân đã luôn quan tâm chỉ đạo, triển khai thực hiện đồng bộ, linh hoạt các nội dung, biện pháp tuyên truyền phù hợp với đặc điểm từng nhóm đối tượng, địa bàn, tầng lớp dân cư. Nhiều xã, thị trấn, cơ quan, đơn vị đã ứng dụng công nghệ thông tin để tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia bảo đảm an ninh, trật tư, được đông đảo người dân hưởng ứng tham gia. Một trong những kết quả nổi bật trong phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ ở huyện Lý Nhân, đó là công tác xây dựng, nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến luôn được các cấp, các ngành quan tâm. Trong đó, nhiều mô hình mang tính truyền thống đã và phát huy hiệu quả thiết thực, phù hợp với đặc điểm tình hình địa bàn cơ sở, nguyện vọng của cán bộ, quần chúng nhân dân. Hiện nay, Công an huyện Lý Nhân còn đẩy mạnh ứng dụng mạng xã hội Zalo, Singnet, Facbook trong tiếp nhận thông tin phòng, chống tội phạm. Riêng Công an huyện lập trang Facebook, liên tục đăng tải các thông tin tuyên truyền, phổ biến pháp luật; Công an mỗi xã đều thành lập riêng một trang Facebook; mỗi thôn, xóm, đều có nhóm Zalo riêng, do một đồng chí Công an xã làm quản trị… Mô hình “Ứng dụng mạng xã hội Zalo trong công tác tiếp nhận thông tin về an ninh, trật tự và phòng, chống tội phạm” được triển khai thực hiện tại các thôn, xóm trên địa bàn huyện Lý Nhân gần 2 năm nay, bước đầu đã đem lại hiệu quả rất tích cực. Thông qua đó đã kết nối nhóm Zalo giữa lực lượng Công an xã với Bí thư Chi bộ, trưởng thôn và người dân. Từ những nhóm Zalo này, lực lượng Công an xã, thị trấn đã cung cấp và thông tin đến người dân những vấn đề về ANTT, giúp người dân tiếp cận nhanh chóng và kịp thời trao đổi phản ánh lại với lực lượng Công an khi cần thiết. Bên cạnh mô hình “Ứng dụng mạng xã hội Zalo trong công tác tiếp nhận thông tin về ANTT và phòng, chống tội phạm”, đến nay, 100% các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Lý Nhân đều đã được lắp đặt hệ thống camera giám sát an ninh. Thông qua hệ thống camera này, từ năm 2024 đến nay đã giúp cho lực lượng Công an xã, thị trấn đấu tranh, bắt 60 vụ, 65 đối tượng phạm tội về trật tự xã hội và ma túy; xử phạt vi phạm hành chính 120 vụ trên các lĩnh vực kinh tế, môi trường, với tổng số tiền phạt trên 200 triệu đồng. Hay tại thành phố Phủ Lý, sau gần 01 năm triển khai ứng dụng phản ánh hiện trường PhuLy-S đã có hơn 9.100 tài khoản cài đặt ứng dụng. Tính từ ngày 02/10/2023 đến nay, hệ thống đã tiếp nhận và tiến hành xử lý gần 500 phản ánh của người dân. Theo quy trình, khi tiếp nhận thông tin phản ánh hiện trường của người dân thông qua ứng dụng PhuLy-S, cán bộ tại Trung tâm điều hành đô thị thông minh (IOC) thành phố Phủ Lý đã xác minh, tiếp nhận và phân phối thông tin, phản ánh đến các đơn vị chuyên môn. Đơn vị chuyên môn xử lý đánh giá thông tin, phản ánh đúng thẩm quyền xử lý, tiếp nhận, xử lý và cập nhật kết quả xử lý phản ánh lên ứng dụng PhuLy-S. Bên cạnh đó, thông qua hệ thống camera xử phạt tự động, Công an thành phố Phủ Lý cũng đã tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính và gửi lên Cục Cảnh sát giao thông, Bộ Công an đối với các hành vi không chấp hành hiệu lệnh tín hiệu đèn giao thông, dừng xe trên phần đường của người đi bộ qua đường, chuyển hướng không có tín hiệu báo hướng rẽ... với số tiền phạt gần 3tỷ đồng. Lực lượng làm nhiệm vụ tại hiện trường phối hợp với cán bộ trực tại Trung tâm Điều hành thông minh (IOC) thành phố Phủ Lý đã phát hiện và xử lý gần 700 trường hợp xe ô tô dừng, đỗ vi phạm với số tiền gần 600 triệu đồng. Nâng cao hiệu quả trong công tác phòng, chống tội phạm Trước thực trạng tội phạm lừa đảo trên không gian mạng ngày càng phức tạp, thủ đoạn của các đối tượng lừa đảo thay đổi liên tục với những đổi thay của đời sống xã hội, khiến nhiều người bị mắc lừa. Thời gian qua, cùng với các biện pháp tuyên truyền mang tính truyền thống, Công an tỉnh Hà Nam cũng đẩy mạnh tuyên truyền trên các ứng dụng công nghệ Facebook, Zalo, VNeID, Singnet.... Đến nay, đã xây dựng, kết nối hơn hàng nghìn group mạng xã hội (Zalo, VNeID, Singnet, Facebook…), đến từng hộ dân trên địa bàn tỉnh Hà Nam bằng nguồn video, hình ảnh tự biên tập hoặc chia sẻ với lượng tương tác (like, share, bình luận) càng ngày càng tăng...qua đó đã mang lại nhiều kết quả thiết thực... Tính từ đầu năm 2024 đến nay, thông qua công tác tuyên truyền và áp dụng các biện pháp nghiệp vụ, Công an các đơn vị trên địa bàn tỉnh Hà Nam đã phòng ngừa hàng trăm vụ việc liên quan đến tội phạm lừa đảo trên không gian mạng. Có thể khẳng định rằng, với tính năng vượt trội của mạng xã hội mang lại, việc ứng dụng công nghệ số trong tuyên truyền, phổ biến pháp luật, tiếp nhận thông tin phòng, chống tội phạm đã góp phần tăng cường công tác trao đổi thông tin trực tiếp, là cầu nối giữa lực lượng chức năng với nhân dân, thông qua các tài khoản Zalo, Singnet, Facebook... tương tác, Công an Hà Nam có thể tư vấn, cung cấp thông tin nhanh chóng, kịp thời và hiệu quả đến người dân các nội dung: cảnh báo phương thức, thủ đoạn hoạt động của các loại tội phạm, tệ nạn xã hội, các biện pháp chủ động bảo đảm an ninh, trật tự; thông tin phòng, chống những âm mưu, chống phá của các thế lực thù địch. Ngoài ra, người dân còn được cung cấp các biểu mẫu, hướng dẫn các quy trình thực hiện các thủ tục hành chính như: đăng ký tạm trú, khai báo tạm vắng, cấp thẻ căn cước, cấp hộ chiếu... góp phần phục vụ nhân dân được tốt hơn./.
Công an tỉnh Hà Nam thuộc hệ thống tổ chức của Công an nhân dân, có trách nhiệm tham mưu với Bộ trưởng Bộ Công an, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã...