Tài khoản định danh là gì, vì sao có thể thay thế cho thẻ CCCD?

Thứ tư - 02/11/2022 06:33
Người dân có thể sử dụng tài khoản định danh điện tử mức độ 2 tương đương như thẻ CCCD khi thực hiện các giao dịch có yêu cầu xuất trình thẻ CCCD.

Nghị định 59/2022 (có hiệu lực từ 20-10-2022) quy định: Tài khoản định danh điện tử là tập hợp gồm tên đăng nhập, mật khẩu hoặc hình thức xác thực khác được tạo lập bởi cơ quan quản lý định danh và xác thực điện tử.

Tài khoản định danh điện tử có hai mức độ.

Mức độ 1 bao gồm các thông tin: số định danh cá nhân, họ tên, ngày/tháng/năm sinh, giới tính và ảnh chân dung.

Mức độ 2 bao gồm các thông tin như mức độ 1 và thông tin sinh chắc học.
 

Theo Bộ Công an, tài khoản định danh điện tử có thể được hiểu là “ví giấy tờ điện tử”, là phương thức quản lý thông tin CCCD hay toàn bộ giấy tờ tùy thân trên môi trường mạng. Mục đích nhằm thực hiện các dịch vụ công mà không cần phải xác minh lại thông tin cá nhân của người đó.

Ở mức độ 2, người dân có thể sử dụng tài khoản định danh điện tử tương đương như việc sử dụng thẻ CCCD (hoặc tương đương hộ chiếu với trường hợp là người nước ngoài) khi thực hiện các giao dịch có yêu cầu xuất trình thẻ CCCD.

Ngoài ra, về lâu dài, tài khoản định danh điện tử sẽ có thể dần thay thế nhiều loại giấy tờ quan trọng.

Ví dụ như thông tin thẻ BHYT: Tài khoản định danh điện tử sẽ thay thế thẻ BHYT vật lý. Thông tin hiển thị của thẻ BHYT trên ứng dụng VNeID được xác thực và truy xuất từ cơ sở dữ liệu BHYT Việt Nam, sẽ phục vụ cơ quan chức năng, công dân sử dụng khi khám chữa bệnh và thanh toán bảo hiểm mà không cần trình thẻ BHYT truyền thống.

Hoặc như thông tin đăng ký xe, GPLX: Các thông tin hiển thị các hạng GPLX, đăng ký xe trên VNeID được liên thông, xác thực với cơ sở dữ liệu về giao thông vận tải. Do đó, người dân và cơ quan chức năng có thể sử dụng khi thực hiện các thủ tục liên quan đến công tác kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm về giao thông đường bộ.

Ngoài ra, người dân có thể sử dụng tài khoản định danh để thông tin về người phụ thuộc, người giám hộ; khai báo lưu trú mọi lúc mọi nơi, không cần phải liên hệ qua cơ quan công an; cũng có thể tố giác tội phạm với cơ quan công an một cách bảo mật, an toàn mà không lộ, lọt thông tin.

Số liệu từ Bộ Công, tính đến ngày 20-10, cả nước đã có gần 11,2 triệu tài khoản định danh điện tử được phê duyệt (trong đó mức 1 là gần 153.000 tài khoản, mức 2 là hơn 11 triệu tài khoản).

Cơ quan chức năng cũng duyệt tích hợp thông tin Bảo hiểm y tế cho hơn 1 triệu tài khoản định danh, thông tin Giấy phép lái xe cho 200.000 tài khoản.

Về hiệu quả, số lượng sử dụng tài khoản định danh điện tử để đăng nhập vào Cổng dịch vụ công quốc gia phục vụ nộp hồ sơ trực tuyến thay vì phải đăng ký tài khoản dịch vụ công.
Người dân đăng ký tài khoản định danh điện tử thông qua App VNeID và ra cơ quan công an để kích hoạt định danh điện tử mức 2. 
Chi tiết xem hướng dẫn tại đây

Tác giả: Nguyễn Văn Khoa

Công an tỉnh Hà Nam thuộc hệ thống tổ chức của Công an nhân dân, có trách nhiệm tham mưu với Bộ trưởng Bộ Công an, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã...

Thống kê
  • Đang truy cập0
  • Hôm nay21,611
  • Tháng hiện tại30,974
  • Tổng lượt truy cập6,476,885
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây