CÔNG AN TỈNH HÀ NAMhttps://congan.hanam.gov.vn/uploads/logo.png
Thứ hai - 25/03/2024 00:38
Sáng ngày 25/3/2024, Công an Hà Nam tổ chức Hội nghị bàn giải pháp thúc đẩy Đề án 06 trên địa bàn tỉnh. Dự, chỉ đạo Hội nghị có Đại tá Phạm Hùng Dương - Ủy viên BTV Đảng ủy, Phó giám đốc Công an tỉnh; cùng dự Hội nghị có Chuyên viên Trung tâm Dữ liệu Quốc gia về dân cư, Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an; đại diện lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh, lãnh đạo các sở, ngành liên quan, lãnh đạo UBND thành phố Phủ Lý, huyện Thanh Liêm; cán bộ, chuyên viên thực hiện Đề án 06 các sở, ngành, địa phương; đại diện lãnh đạo Công an các đơn vị, địa phương.
Báo cáo tại Hội nghị nêu rõ: thời gian qua, Tổ công tác triển khai Đề án 06 tỉnh đã triển khai quyết liệt, đồng bộ nhiều giải pháp thúc đẩy Đề án 06 trên địa bàn tỉnh, bước đầu đạt mục tiêu, yêu cầu, quan điểm chỉ đạo của Chính phủ, mang lại lợi ích, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp, phát triển kinh tế xã hội tại địa phương.Một số kết quả nổi bật: Tỷ lệ cấp CCCD gắn chíp đạt 99,95% công dân đủ điều kiện, tỷ lệ kích hoạt tài khoản định danh điện tử đạt 94% công dân từ đủ 14 tuổi; hệ thống SSO đã triển khai và hoàn thành kết nối thử nghiệm Hệ thống định danh và xác thực điện tử với Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh Hà Nam; rà soát 100% đối tượng an sinh xã hội, trong đó đã cấp tài khoản an sinh xã hội và chi trả không dùng tiền mặt đạt trên 47%; đã hoàn thành 97,6% số hoá dữ liệu hộ tịch. Các giải pháp phát triển kinh tế, xã hội được đẩy mạnh như: sử dụng hóa đơn điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt trong lĩnh vực y tế, giáo dục... Ngành Y tế tuyên truyền, hướng dẫn người dân sử dụng thẻ CCCD gắn chíp điện tử và ứng dụng VNeID khi đi khám chữa bệnh; khai báo lưu trú qua phần mềm ASM; triển khai hiệu quả mô hình khám chữa bệnh sử dụng sinh trắc học kiosk tự phục vụ tại các cơ sở y tế. Bên cạnh đó, tại Hội nghị, các đại biểu cũng đã thẳng thắn nêu những tồn tại, khó khăn, bất cập trong triển khai một số nhiệm vụ Đề án 06 trên địa bàn tỉnh như: tái cấu trúc quy trình dữ liệu công dân; trang thiết bị cơ sở vật chất, khó khăn trong triển khai mô hình cho vay tín chấp công dân đối với hộ nghèo, người có công trên địa bàn tỉnh, tỷ lệ cấp tài khoản an sinh xã hội và chi trả không dùng tiền mặt chưa cao; vấn đề chuẩn dữ liệu trong cơ sở khám chữa bệnh, sổ sức khoẻ điện tử; nguồn lực về kinh phí thực hiện các mô hình còn gặp nhiều khó khăn… Tại Hội nghị, Chuyên viên Trung tâm Dữ liệu Quốc gia về dân cư, Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an đã giải đáp một số vấn đề các đại biểu đưa ra nhằm thúc đẩy thực hiện Đề án 06 và chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh, đồng thời hướng dẫn, triển khai các giải pháp thực hiện 05 mô hình mới của Đề án 06: Triển khai Sổ sức khoẻ điện tử, Thu thuế khoán hộ kinh doanh, hoá đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền; Thu phí không dùng tiền mặt tại các điểm đỗ xe, bãi trông giữ xe; Lý lịch Tư pháp trên VNeID; Đăng ký tạm trú, tích hợp tài khoản An sinh xã hội trên VNeID.
Kết luận Hội nghị, Đại tá Phạm Hùng Dương - Phó giám đốc Công an tỉnh đề nghị: Đối với những tồn tại, vướng mắc của các mô hình, nhiệm vụ đã triển khai, các sở, ngành, địa phương bổ sung nhiệm vụ Đề án 06 và tổ chức triển khai thực hiện theo chỉ đạo tại Công văn số 432 ngày 15/3/2024 của UBND tỉnh; triển khai thực hiện Chỉ thị 04 của Thủ tướng chính phủ về thúc đẩy các nhiệm vụ Đề án 06 trong năm 2024 và các năm tiếp theo. Các sở, ngành, địa phương tăng cường phối hợp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và thống nhất trong chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ, mô hình Đề án 06 bảo đảm lộ trình. Với vai trò Cơ quan thường trực Tổ công tác triển khai Đề án 06 tỉnh, Công an tỉnh tiếp tục phối hợp với Trung tâm Dữ liệu Quốc gia về dân cư, Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an hướng dẫn các đơn vị triển khai, thực hiện các mô hình; chỉ đạo lực lượng Công an cơ sở duy trì thực hiện hiệu quả công tác cập nhật, làm sạch dữ liệu dân cư, bảo đảm “đúng, đủ, sạch, sống”; cấp Căn cước cho công dân theo quy định của Luật Căn cước từ 01/7/2024; kích hoạt tài khoản định danh điện tử cho công dân đủ điều kiện và nâng cao tỷ lệ sử dụng các dịch vụ công trực tuyến của lực lượng Công an, bảo đảm quyền và lợi ích của người dân và doanh nghiệp. Để thực hiện hiệu quả Đề án 06 trong thời gian tới, đồng chí Phó Giám đốc Công an tỉnh đề nghị các sở, ngành, địa phương lưu ý quá trình chỉ đạo triển khai bám sát 05 nhóm vấn đề theo chỉ đạo của Tổ công tác Đề án 06 Chính phủ, đó là: vấn đề pháp lý; đảm bảo dữ liệu “đúng, đủ, sạch, sống"; nguồn nhân lực và chất lượng đào tạo; hạ tầng công nghệ; bảo đảm an ninh an toàn. Đối với 05 nhiệm vụ, mô hình mới, các sở, ngành, địa phương tiếp tục nghiên cứu tổ chức thực hiện phù hợp với điều kiện thực tế. Trong quá trình triển khai, nếu có khó khăn vướng mắc các sở, ngành, địa phương kịp thời trao đổi về Công an tỉnh để phối hợp tháo gỡ hoặc báo cáo đề xuất Tổ công tác Đề án 06 tỉnh chỉ đạo giải quyết./.