Hành vi cản trở hoạt động tố tụng bị xử phạt hành chính là gì? Đối tượng nào bị xử phạt hành chính khi cản trở hoạt động tố tụng?

Thứ bảy - 03/09/2022 20:32
Hành vi cản trở hoạt động tố tụng bị xử phạt vi phạm hành chính là gì?
Hành vi cản trở hoạt động tố tụng bị xử phạt vi phạm hành chính là hành vi được thực hiện do lỗi của cá nhân, tổ chức làm cản trở hoạt động giải quyết vụ án, vụ việc của cơ quan và người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, tố tụng hình sự và tố tụng hành chính. Hành vi này không nghiêm trọng đến mức được xem là tội phạm mà chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính.
Những đối tượng nào sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi cản trở hoạt động tố tụng?
Căn cứ vào Điều 4 Pháp lệnh số 02 quy định như sau:
Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng
1. Cá nhân quy định tại điểm a và điểm c khoản 1 Điều 5 của Luật Xử lý vi phạm hành chính thực hiện hành vi quy định tại Chương II của Pháp lệnh này.
Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu thực hiện hành vi cản trở hoạt động tố tụng khi đang thi hành công vụ, nhiệm vụ và hành vi vi phạm đó thuộc công vụ, nhiệm vụ thì không bị xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính mà bị xử lý theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức và quy định khác của pháp luật có liên quan, trừ trường hợp quy định tại Điều 495 của Bộ luật Tố tụng dân sự, Điều 324 và khoản 1 Điều 325 của Luật Tố tụng hành chính.
Trường hợp Hội thẩm thực hiện hành vi cản trở hoạt động tố tụng khỉ đang thực hiện nhiệm vụ của Hội thấm thì không bị xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính mà bị xử lý theo quy định của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Tổ chức quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 5 của Luật Xử lý vi phạm hành chính thực hiện hành vi quy định tại Chương II của Pháp lệnh này.
Như vậy thì đối tượng sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng sẽ là:
- Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính.
Người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân vi phạm hành chính thì bị xử lý như đối với công dân khác; trường hợp cần áp dụng hình thức phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn liên quan đến quốc phòng, an ninh thì người xử phạt đề nghị cơ quan, đơn vị Quân đội nhân dân, Công an nhân dân có thẩm quyền xử lý;
- Tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra;
- Cá nhân, tổ chức nước ngoài vi phạm hành chính trong phạm vi lãnh thổ, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; trên tàu bay mang quốc tịch Việt Nam, tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.
Mức phạt tiền của tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính về hành vi cản trở hoạt động tố tụng có bằng nhau?
Căn cứ vào Điều 6 Pháp lệnh số 02 quy định như sau:
Mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền
1. Mức phạt tiền tối đa đối với mỗi hành vi cản trở hoạt động tố tụng của cá nhân đến 40.000.000 đồng. Mức phạt tiền tối đa đối với mỗi hành vi cản trở hoạt động tố tụng của tổ chức đến 80.000.000 đồng.
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II của Pháp lệnh này là mức phạt được áp dụng đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm thì mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
3. Thẩm quyền phạt tiền của những người được quy định tại các điều từ Điều 25 đến Điều 32 của Pháp lệnh này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vị cản trở hoạt động tố tụng của cá nhân; thẩm quyền xử phạt tổ chức gấp 2 lần thẩm quyền xử phạt cá nhân.
Như vậy, mức phạt tiền đối với tổ chức vi phạm hành chính về hành vi cản trở hoạt động tố tụng sẽ gấp 02 lần so với cá nhân vi phạm.
Pháp lệnh số 02 sẽ có hiệu lực từ ngày 01/9/2022.

Công an tỉnh Hà Nam thuộc hệ thống tổ chức của Công an nhân dân, có trách nhiệm tham mưu với Bộ trưởng Bộ Công an, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã...

Thống kê
  • Đang truy cập0
  • Hôm nay28,608
  • Tháng hiện tại319,285
  • Tổng lượt truy cập3,322,839
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây