Hiện nay, quy định về phòng cháy, chữa cháy quán karaoke đang được nêu tại Điều 5 Thông tư 147/2020/TT-BCA quy định biện pháp bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường, cụ thể:
Về điều kiện
* Cao hơn 3 tầng hoặc tổng khối tích lớn hơn 1.000 m3:
• Có nội quy, biển cấm, biển cáo, biển chỉ dẫn/sơ đồ phòng cháy chữa cháy, thoát nạn;
• Có lực lượng phòng cháy chữa cháy cơ sở được huấn luyện nghiệp vụ sẵn sàng chữa cháy tại chỗ;
• Có phương án chữa cháy được phê duyệt;
• Có hệ thống điện, chống sét, chống tĩnh điện, cấp nước…
• Có giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế, văn bản thẩm quyệt thiết kế và chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy…
* Thấp hơn 3 tầng hoặc tổng khối tích nhỏ hơn 1.000 m3:
• Có nội quy, biển cấm, biển cáo, biển chỉ dẫn/sơ đồ phòng cháy chữa cháy, thoát nạn;
• Có phương án chữa cháy được phê duyệt;
• Có hệ thống điện, chống sét, chống tĩnh điện…
* Trong nhà cao tầng, nhà đa năng:
• Có nội quy, biển cấm, biển cáo, biển chỉ dẫn/sơ đồ phòng cháy chữa cháy, thoát nạn;
• Dùng thiết bị điện, sinh lửa, sinh nhiệt, nguồn lửa, nguồn nhiệt đảm bảo.
• Cử người tham gia đội phòng cháy chữa cháy cơ sở.
• Phối hợp thực hiện, duy trì điều kiện an toàn phòng cháy chữa cháy.
Về thiết kế
- Đối tượng: Quán karaoke cao hơn 3 tầng hoặc tổng khối tích hơn 1.500 m3; nằm trong nhà.
- Thiết kế:
• Liền kề với công trình khác: Tường ngoài là tường ngăn cháy loại 1 (nhà có bậc chịu lửa I, II, III); loại 2 (nhà có bậc chịu lửa IV).
• Quán karaoke cao nhất là không quá 16 tầng; cho phép bố trí trong tầng hầm 01 hoặc tầng bán hầm khi tổng diện tích không lớn hơn 300 m2 và có ít nhất 02 lối thoát nạn trực tiếp ra ngoài.
• Trong một gian phòng, một tầng hoặc một nhà phải có hệ số sàn là 01 m2/người.
• Biển quảng cáo là vật liệu không cháy, được lắp không che kín toàn bộ nhà, công trình, lối thoát nạn, ban công. Nếu là biển ngang thì đảm bảo mỗi tầng chỉ đặt một biển cao ≤02m, ngang không vượt quá chiều ngang mặt tiền công trình; mặt ngoài nhô ra khỏi tường ≤0,2m. Biển dọc thì ngang ≤01m, cao ≤04m không vượt quá chiều cao của tầng đặt biển, mặt ngoài nhô ra khỏi tường ≤0,2m.
• Hệ thống chiếu sáng là nguồn điện riêng, có cầu dao, aptomat bảo vệ, không để hàng hoá dễ cháy dưới/gần chỗ đặt biển quảng cáo. Đèn chiếu sáng sự cố, chỉ dẫn thoát nạn có ở tùng gian phòng hát.
• Đảm bảo đủ số lượng, chất lượng phương tiện phòng cháy chữa cháy; chuông, đèn báo cháy hành lang tầng, chuông báo cháy có ở trong từng gian phòng; hệ thống báo cháy liên động để tự động ngắt hệ thống điện của dàn âm thanh trong các phòng hát khi hệ thống báo cháy hoạt động nếu có sự cố, nổ xảy ra.
• Mỗi tầng của nhà, mỗi phòng có diện tích > 50m2 phải có ít nhất 02 lối thoát nạn. Nếu số người đồng thời không quá 20 người/tầng thì có phép mỗi tầng có 01 lối thoát nạn.
• Cửa phòng quán karaoke phải mở theo chiều thoát nạn…
Không đảm bảo phòng cháy chữa cháy, quán karaoke bị phạt ra sao?
Nếu cơ sở karaoke vi phạm quy định về phòng cháy chữa cháy thì bị phạt hành chính theo Điều 44 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, cụ thể như sau:
* 100.000 - 300.000 đồng hoặc Cảnh cáo đối với hành vi:
• Che khuất, cản trở lối phương tiện chữa cháy.
• Dùng phương tiện chữa cháy thông dụng không đảm bảo chất lượng.
* 500.000 - 1,5 triệu đồng đối với hành vi:
• Không kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống, phương tiện phòng cháy chữa cháy định kỳ.
• Làm mất, hỏng, mất tác dụng phương tiện chữa cháy.
* 03 - 05 triệu đồng đối với hành vi:
• Sử dụng, lắp đặt phương tiện phòng cháy chữa cháy chưa kiểm định.
• Dùng phương tiện chữa cháy dùng với mục đích khác.
* 05 - 10 triệu đồng đối với hành vi:
• Không trang bị phương tiện chữa cháy thông dụng cho nhà, công tình có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy chữa cháy.
• Làm mất, hỏng, mất tác dụng của hệ thống báo cháy, chữa cháy.
• Tẩy xoá, sữa chữa nội dung giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy chữa cháy…
* 15 - 25 triệu đồng đối với hành vi: Không lắp đặt hệ thống báo cháy, chữa cháy.
Ngoài ra, trong trường hợp các cơ sở kinh doanh karaoke không đảm bảo quy định về phòng cháy, chữa cháy để xảy ra cháy nổ thì có thể phải chịu trách nhiệm hình sự tùy vào mức độ hậu quả. Hình phạt cao nhất là 12 năm tù theo Điều 313 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017).