(1) Tài khoản định danh điện tử là gì?
Tài khoản định danh điện tử là tập hợp gồm tên đăng nhập, mật khẩu hoặc hình thức xác thực khác được tạo lập bởi cơ quan quản lý định danh và xác thực điện tử.
(Khoản 6 Điều 3 Nghị định 59/2022/NĐ-CP)
(2) VneID là gì?
VNelD là ứng dụng trên thiết bị số; “dinhdanhdientu.gov.vn”, “vneid.gov.vn” là trang thông tin định danh điện tử do Bộ Công an tạo lập, phát triển để phục vụ hoạt động định danh điện tử và xác thực điện tử trong giải quyết thủ tục hành chính, dịch vụ hành chính công và các giao dịch khác trên môi trường điện tử; phát triển các tiện ích để phục vụ cơ quan, tổ chức, cá nhân.
(Khoản 12 Điều 3 Nghị định 59/2022/NĐ-CP)
(3) Ai được cấp tài khoản định danh điện tử?
Đối tượng được cấp tài khoản định danh điện tử bao gồm:
- Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên; đối với công dân Việt Nam là người chưa đủ 14 tuổi hoặc là người được giám hộ được đăng ký theo tài khoản định danh điện tử của cha, mẹ hoặc người giám hộ.
- Người nước ngoài từ đủ 14 tuổi trở lên nhập cảnh vào Việt Nam; đối với người nước ngoài là người chưa đủ 14 tuổi hoặc là người được giám hộ được đăng ký theo tài khoản định danh điện tử của cha, mẹ hoặc người giám hộ.
- Cơ quan, tổ chức được thành lập hoặc đăng ký hoạt động tại Việt Nam.
(Điều 11 Nghị định 59/2022/NĐ-CP)
(4) Có mấy loại tài khoản định danh điện tử?
Theo Điều 12 Nghị định 59/2022/NĐ-CP, có 2 mức độ tài khoản định danh điện tử là mức độ 1 và mức độ 2.
Xem thêm: Phân biệt tài khoản định danh điện tử mức độ 1 và mức độ 2
(5) Tài khoản định danh điện tử dùng để làm gì?
Xem câu trả lời TẠI ĐÂY.
(6) Có bắt buộc đăng ký tài khoản định danh điện tử không?
Xem câu trả lời TẠI ĐÂY.
(7) Tài khoản định danh điện tử bị khóa trong trường hợp nào?
Những trường hợp khóa tài khoản định danh điện tử được quy định tại Điều 19 Nghị định 59/2022/NĐ-CP. Xem chi tiết TẠI ĐÂY.
(8) Ai có thẩm quyền cấp tài khoản định danh điện tử?
- Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Bộ Công an có thẩm quyền cấp tài khoản định danh điện tử; quyết định khóa, mở khóa tài khoản định danh điện tử tự động trên hệ thống định danh và xác thực điện tử và đề nghị khóa, mở khóa tài khoản định danh điện tử của cơ quan cấp cục hoặc tương đương trở lên.
- Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định khóa, mở khóa tài khoản định danh điện tử đối với đề nghị được tiếp nhận tại Công an cấp tỉnh.
- Trưởng Công an cấp huyện quyết định khóa, mở khóa tài khoản định danh điện tử đối với đề nghị được tiếp nhận tại Công an cấp huyện.
- Trưởng Công an cấp xã quyết định khóa, mở khóa tài khoản định danh điện tử đối với đề nghị được tiếp nhận tại Công an cấp xã.
(Điều 20 Nghị định 59/2022/NĐ-CP)
(9) Kích hoạt tài khoản định danh điện tử như thế nào?
Chủ thể danh tính điện tử thực hiện kích hoạt tài khoản định danh điện tử trên ứng dụng VNelD trong vòng 07 ngày kể từ ngày nhận được thông báo kết quả cấp tài khoản định danh điện tử.
Sau 07 ngày, nếu tài khoản định danh điện tử không được kích hoạt, chủ thể danh tính điện tử liên hệ với cơ quan quản lý định danh và xác thực điện tử thông qua tổng đài tiếp nhận và giải quyết các yêu cầu về định danh và xác thực điện tử để thực hiện việc kích hoạt tài khoản.
(Điều 18 Nghị định 59/2022/NĐ-CP)
(10) Tự đăng ký tài khoản định danh điện tử tại nhà được không?
Theo Điều 14 Nghị định 59/2022/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục đăng ký tài khoản định danh điện tử đối với công dân Việt Nam thì:
- Công dân có thể đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 1 thông qua ứng dụng VNeID.
- Công dân không thể tự đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 2 tại nhà mà phải đến Công an xã, phường, thị trấn hoặc nơi làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân để đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 2.
(11) Đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 1, mức độ 2 thế nào?
Xem các bước hướng dẫn đăng ký tài khoản định danh mức độ 1, mức độ 2 TẠI ĐÂY.
(12) Đăng ký tài khoản định danh điện tử bao lâu thì có?
Xem chi tiết thời hạn cấp tài khoản định danh điện tử TẠI ĐÂY.
(13) Quên mật khẩu VNeID thì lấy lại mật khẩu thế nào?
Công dân có thể đổi mật khẩu VNeID ngay chính trên điện thoại mà mình đang đăng nhập VNeID, cụ thể các bước có trong bài viết Hướng dẫn cách lấy lại mật khẩu VNeID.
(14) Cách đăng nhập VNeID trên điện thoại mới khi mất, hư máy cũ như thế nào?
Xem chi tiết hướng dẫn TẠI ĐÂY.
(15) Muốn khóa tài khoản VNeID thì làm như thế nào?
Xem chi tiết tại bài viết Hướng dẫn khóa tài khoản VNeID trên máy tính
(16) Có thể xem thông tin cư trú bẳng VNeID được không?
Công dân có thể xem thông tin cư trú của mình hoặc của các thành viên khác trong hộ gia đình bẳng VNeID. Cụ thể có trong bài viết Cách xem thông tin cư trú bằng VNeID.
(17) Kích hoạt VNeID trên máy tính mà không cần điện thoại thông minh được không?
Xem chi tiết tại bài viết Hướng dẫn kích hoạt VNeID trên máy tính (không cần điện thoại thông minh)
(18) Thông báo lưu trú trên VNeID bằng cách nào?
Khi có người đến lưu trú không quá 20 ngày, thành viên hộ gia đình, người đại diện cơ sở chữa bệnh, cơ sở lưu trú du lịch và các cơ sở khác có chức năng lưu trú có trách nhiệm thông báo việc lưu trú với cơ quan đăng ký cư trú; trường hợp người đến lưu trú tại chỗ ở của cá nhân, hộ gia đình mà cá nhân, thành viên hộ gia đình không có mặt tại chỗ ở đó thì người đến lưu trú có trách nhiệm thông báo việc, lưu trú với cơ quan đăng ký cư trú.
Công dân có thể thông báo lưu trú trên VNeID theo hướng dẫn TẠI ĐÂY.
(19) Có thể tự tích hợp những giấy tờ, thông tin gì vào VNeID?
Công dân có thể tự tích hợp những giấy tờ, thông tin sau vào VNeID:
- Tích hợp thẻ BHYT vào VNeID (Chi tiết TẠI ĐÂY)
- Tích hợp giấy phép lái xe/bằng lái xe vào VNeID (Chi tiết TẠI ĐÂY)
- Tích hợp thông tin người phụ thuộc vào VNeID (Chi tiết TẠI ĐÂY)
(20) Hủy ứng dụng VNeID trên điện thoại cũ như thế nào?
Xem chi tiết Cách hủy ứng dụng VNeID trên điện thoại cũ
(21) Cán bộ, công chức, viên chức giáo dục (giáo viên) tại TP.HCM có bắt buộc phải đăng ký tài khoản định danh điện tử?
Tại Công văn 1599/SGDĐT-VP thì toàn bộ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động trong đơn vị và các đơn vị trực thuộc Sở GD&ĐT TP.HCM hoàn thành 100% làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân gắn chíp và đăng ký, kích hoạt thành công tài khoản định danh điện tử trên ứng dụng VNeID” trước ngày 01/5/2023.
Xem chi tiết: Hướng dẫn cán bộ, công chức, viên chức giáo dục tại TP.HCM đăng ký và kích hoạt VNeID
(22) Công chức, viên chức, đảng viên tại Hà Nội có bắt buộc phải đăng ký tài khoản định danh điện tử?
Theo Công văn 1451/UBND-KSTTHC thì toàn bộ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động trong đơn vị thuộc UBND thành phố Hà Nội hoàn thành 100% thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân gắn chíp và đăng ký, kích hoạt thành công tài khoản định danh điện tử trên ứng dụng VNelD trong tháng 5 năm 2023.
Xem chi tiết: Hướng dẫn công chức, viên chức, đảng viên tại Hà Nội đăng ký và kích hoạt VNeID
(23) Mã passcode VNeID là gì?
Mã passcode VNeID là một loại mã bảo mật, được sử dụng để xác thực khi bạn sử dụng các dịch vụ trên ứng dụng VNeID sau khi đã đăng nhập.
Mã passcode VNeID được quy định gồm 6 ký tự số từ 0 đến 9.
(24) Mật khẩu VNeID là gì?
Mật khẩu VNeID là dãy ký tự do chủ tài khoản đặt để đăng nhập vào ứng dụng VNeID.
Mật khẩu VNeID phải đảm bảo được các yêu cầu sau:
- Mật khẩu VNeID phải từ 8 đến 20 ký tự.
- Mật khẩu VNeID phải bao gồm số, chữ viết hoa, chữ viết thường.
- Mật khẩu VNeID phải bao gồm ít nhất một ký tự đặc biệt !@#$^*()_a
(25) Tổng đài hỗ trợ của VNeID là số mấy?
Tổng đài hỗ trợ của VNeID là số 1900 0368.
(26) Đổi mật khẩu, passcode VNeID như thế nào?
Xem chi tiết Hướng dẫn cách đổi mật khẩu, passcode VNeID TẠI ĐÂY
Tác giả: Trung tâm thông tin chỉ huy
Nguồn tin: thuvienphapluat.vn
Công an tỉnh Hà Nam thuộc hệ thống tổ chức của Công an nhân dân, có trách nhiệm tham mưu với Bộ trưởng Bộ Công an, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã...