CHỦ ĐỘNG PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY MÙA NẮNG NÓNG

Thứ tư - 10/05/2023 11:16
Hiện nay, thời tiết đã bước sang mùa hè, dự báo tình hình thời tiết trên địa bàn tỉnh sẽ có những diễn biến phức tạp, nắng nóng kèo dài. Bên cạnh đó, nhu cầu sử dụng điện của nhân dân tăng cao kéo theo nhiều nguy cơ xảy ra cháy nổ. Vì vậy, bên cạnh sự chủ động các phương án phòng ngừa cháy nổ của lực lượng chức năng, mỗi hộ gia đình cần nêu cao tinh thần cảnh giác, chủ động các biện pháp phòng cháy để bảo vệ tính mạng, tài sản của gia đình và cộng đồng, cụ thể:
1. Hạn chế sử dụng các vật liệu dễ cháy như gỗ, nhựa, xốp… để ốp tường, trần, vách ngăn. Không lắp đặt lồng sắt, lưới sắt ở lan can nhà cao tầng. Trường hợp đã lắp thì phải bố trí ô cửa chốt trong, chuẩn bị sẵn thang, thang dây, dây tự cứu để thoát nạn khi cháy xảy ra.
2. Cửa ra ngoài nhà tại tầng 1 nên sử dụng cửa có bản lề (cửa cánh), hạn chế lắp đặt cửa trượt, cửa cuốn. Quy định rõ nơi để chìa khóa, đèn pin, dụng cụ phá dỡ thông thường (búa, rìu, xà beng...) trong nhà để kịp thời mở cửa khi xảy ra sự cố cháy, nổ. Trường hợp lắp đặt cửa cuốn thì cần có bộ lưu điện và bộ tời bằng tay để mở cửa khi mất điện hoặc động cơ bị hỏng.
3. Hệ thống điện phải chọn dây dẫn điện đủ tải, lắp đặt aptomat, cầu chì cho từng thiết bị có công suất lớn, cho từng tầng, từng phòng. Không để vật liệu dễ cháy gần bảng điện, cầu dao, thiết bị đốt nóng, thiết bị điện có công suất lớn (cách tối thiểu 50cm); Phải trông coi khi sử dụng ấm điện, bếp điện, bàn là, luôn ngắt các thiết bị điện không cần thiết trước khi ra khỏi nhà, trước khi đi ngủ.
4. Ô tô, xe máy để trong nhà phải cách xa bếp đun nấu, nguồn lửa, nguồn nhiệt, bình chứa, dây dẫn xăng dầu phải kín, không nên bày bán, bảo quản các mặt hàng dễ cháy nổ trong khu dân cư tập trung như: Xăng, dầu, cồn, hoá chất, gas...
5. Khi sử dụng bếp gas phải bố trí ở nơi thông thoáng, đủ ánh sáng, không có gió mạnh, xa nguồn nhiệt và các vật dụng dễ cháy, nổ khác. Khi không dùng bếp gas nữa phải đóng van bình, khóa van bếp. Trong thời gian sử dụng phải có người lớn trông coi.
6. Không tự ý đốt cỏ, rác làm ảnh hưởng đến môi trường cũng như có thể cháy lan, gây cháy đến khu dân cư và các cơ sở lân cận.
7. Khi xảy ra cháy, nổ hãy thật bình tĩnh để xử lý tình huống, hô hoán báo động cho mọi người biết để di chuyển ra ngoài đám cháy. Nếu phải thoát qua khu vực có khói lửa, phải dùng mặt nạ phòng độc hoặc khăn, vải mềm thấm nước để che mũi, miệng, cơ thể; tuyệt đối không núp trong phòng, nhà vệ sinh; ngắt nguồn điện khu vực cháy; sử dụng phương tiện chữa cháy ban đầu như xô chậu, chăn, bình chữa cháy, họng nước chữa cháy vách tường… để khống chế đám cháy ngay ở giai đoạn ban đầu; gọi điện báo ngay cho lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH gần nhất qua số điện thoại 114 hoặc chính quyền, Công an phường nơi xảy ra cháy; sử dụng phương tiện chữa cháy tại chỗ đã trang bị để chữa cháy, cứu người bị nạn, cứu tài sản theo tình huống đã dự kiến./.
 

Tác giả: Đào Quốc Thăng

Công an tỉnh Hà Nam thuộc hệ thống tổ chức của Công an nhân dân, có trách nhiệm tham mưu với Bộ trưởng Bộ Công an, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã...

Thống kê
  • Đang truy cập91
  • Thành viên online1
  • Máy chủ tìm kiếm40
  • Khách viếng thăm50
  • Hôm nay12,349
  • Tháng hiện tại487,165
  • Tổng lượt truy cập5,295,495
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây