Theo đó, tại Chương I về những quy định chung, so với Luật Phòng, chống mua bán người năm 2011, Chương I giữ nguyên số điều, trong đó sửa đổi, bổ sung 07 điều (từ Điều 1 đến Điều 7), cụ thể:
- Tại Điều 2, Dự thảo đã bổ sung giải thích từ ngữ về “người đang trong quá trình xác định là nạn nhân” và bổ sung đối tượng này trong các quy định tương ứng của dự thảo Luật. Theo đó, “Người đang trong quá trình xác định là nạn nhân là người có dấu hiệu bị xâm hại bởi hành vi mua bán người và đang được cơ quan có thẩm quyền tiến hành xác minh theo quy định để xác định nạn nhân”.
Bổ sung khái niệm “người đang trong quá trình xác định là nạn nhân” trong Dự thảo Luật phòng, chống mua bán người (sửa đổi). |
Việc bổ sung này nhằm tạo sự thống nhất trong cách hiểu thuật ngữ được sử dụng trong dự thảo Luật cũng như xác định rõ địa vị pháp lý của người đang trong quá trình xác định là nạn nhân và cụ thể hóa nhóm chính sách về quy định chế độ hỗ trợ người đang trong quá trình xác định là nạn nhân.
Đồng thời, Dự thảo đã sửa đổi giải thích từ ngữ về “nạn nhân”, với khái niệm “Nạn nhân là người bị xâm hại bởi hành vi mua bán người theo quy định của Bộ luật Hình sự và được cơ quan có thẩm quyền xác định là nạn nhân”.
So với Luật Phòng, chống mua bán người năm 2011, Dự thảo quy định nạn nhân mua bán người cần “được cơ quan có thẩm quyền xác định là nạn nhân”, nhằm phân biệt với khái niệm “người đang trong quá trình xác định là nạn nhân”. Việc sửa đổi này tạo sự thống nhất trong cách hiểu trong dự thảo Luật và phù hợp, thống nhất với quy định của pháp luật hình sự về mua bán người.
- Bên cạnh đó, tại Điều 6, Dự thảo đã bổ sung thêm quyền của người đang trong quá trình xác định là nạn nhân, nạn nhân là “từ chối biện pháp bảo vệ do cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng và tự chịu trách nhiệm về an toàn của bản thân khi từ chối biện pháp bảo vệ hoặc không chấp hành đầy đủ các yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ và các quyền khác theo quy định của pháp luật có liên quan đến phòng, chống chống mua bán người”.
Nạn nhân mua bán người có quyền từ chối biện pháp bảo vệ do cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng và tự chịu trách nhiệm về an toàn của bản thân. |
Ngoài ra, Điều này quy định người đang trong quá trình xác định là nạn nhân, nạn nhân được hưởng “Quyền khác theo quy định của pháp luật có liên quan đến phòng, chống chống mua bán người”.
Việc bổ sung này để hoàn thiện quy định về quyền của người đang trong quá trình xác định là nạn nhân, nạn nhân bảo đảm quy định của Hiến pháp năm 2013, do Luật Phòng, chống mua bán người năm 2011 chưa có quy định cụ thể về quyền này.
Tác giả: Theo Cổng TTĐT Bộ Công an
Công an tỉnh Hà Nam thuộc hệ thống tổ chức của Công an nhân dân, có trách nhiệm tham mưu với Bộ trưởng Bộ Công an, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã...