CÁCH PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ & THOÁT HIỂM AN TOÀN CHO NHÀ ỐNG

Thứ tư - 24/05/2023 20:35
Nhà ống là lựa chọn thiết kế tận dụng tối đa diện tích và tiết kiệm chi phí, phù hợp cho rất nhiều hộ gia đình. Tuy nhiên, chính đặc điểm này lại khiến nhà ống dễ trở thành một chiếc “bẫy kín” rất nguy hiểm khi có hoả hoạn xảy ra. Công an tỉnh Hà Nam xin đưa ra một số nguyên nhân và những cách thoát hiểm cơ bản khi xảy ra tình trạng cháy nổ tại các hộ gia đình.
* Vì sao cháy nổ nhà ở là nhà ống thường gây hậu quả nghiêm trọng hơn?
Hầu hết các vụ cháy nổ nhà ống thường gây hậu quả nghiêm trọng về người và của do các thiết kế đặc trưng của nhà ống:
(1) Nhà ống có thiết kế kín, 3 mặt là tường, khả năng thông gió kém, do đó khí độc có thể lan nhanh theo trục đứng lên các tầng phía trên.
(2) Các tầng lầu đều được thiết kế theo dạng “chuồng cọp”, nghĩa là các lồng kín được hàn lưới sắt bao quanh, gần như không có lối thoát ra ngoài. Thiết kế này gây khó khăn rất lớn cho lực lượng chữa cháy, cứu hộ, vì phải tốn rất nhiều thời gian để phá những lồng sắt này.
(3) Chỉ có một lối thoát hiểm duy nhất là cửa chính ra vào, không có lối thoát hiểm phụ khác.
(4) Nếu nhà nào có cửa trên sân thượng thì thường bị khoá quanh năm để chống trộm.
(5) Vì ít lối thoát hiểm, khi xảy cháy, các nạn nhân không thể thoát ra ngoài nên càng hoảng loạn hơn.
(6) Nhiều gia đình không tự trang bị thiết bị chữa cháy; thiếu kiến thức phòng cháy và xử lý khi cháy xảy ra, cũng như kỹ năng thoát nạn.
* Bí kíp sống còn khi gặp cháy nổ nhà ở là nhà ống
(1) Không hoảng sợ, xem xét tình hình để đưa ra phương án thoát nạn tốt nhất
(2) Hét to để tìm sự giúp đỡ từ hàng xóm hoặc người đi đường hãy bình tĩnh suy xét là yếu tố quan trọng nhất.
(3) Nếu đám cháy còn nhỏ, mới phát sinh: Ngắt điện ngay và báo cho bên điện lực để hỗ trợ cắt điện tại khu vực xung quanh và nhanh chóng sử dụng các thiết bị chữa cháy tại gia để dập tắt đám cháy như: bình cứu hỏa, vòi nước, cát, chăn nhúng nước…
(4) Nếu không xử lý được đám cháy phải gấp rút đóng cửa phòng có đám cháy để ngăn lửa và khói lan rộng, đồng thời hạn chế gió thổi vào tăng nguồn oxi làm đám cháy lớn hơn. Sau đó, dùng vải, khăn, quần áo hoặc chăn màn thấm ướt nước để bịt kín mắt, mũi, miệng, ngăn khói độc và bò sát mặt đất để thoát ra ngoài.
(5) Khi đã tạm thoát ra, gọi số cứu hoả 114 để được lực lượng PCCC chuyên nghiệp ứng cứu./.

Tác giả: Đào Quốc Thăng

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây