Theo đó, phân công các cơ quan chủ trì soạn thảo 118 văn bản quy định chi tiết thi hành 9 Luật gồm: Luật Đường bộ; Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ; Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản; Luật Thủ đô (sửa đổi); Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp; Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi); Luật Lưu trữ (sửa đổi).
Phân công các cơ quan chủ trì soạn thảo 2 văn bản quy định chi tiết thi hành Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26/6/2024 của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng; Nghị quyết số 137/2024/QH15 ngày 26/6/2024 của Quốc hội về bổ sung thí điểm một số cơ chế chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An.
Đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết thông qua Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV. |
Bộ Công an được phân công chủ trì soạn thảo 31 văn bản quy định chi tiết Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ; Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi); Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp; Luật Lưu trữ (sửa đổi).
Cùng với đó, yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ chủ trì soạn thảo văn bản quy định chi tiết có trách nhiệm: Trực tiếp phụ trách, chỉ đạo và chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về chất lượng, tiến độ xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết theo Quyết định này.
Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra tiến độ thực hiện; kiểm điểm làm rõ trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị và người đứng đầu được phân công chủ trì soạn thảo, trình văn bản để xảy ra tình trạng chậm ban hành hoặc ban hành văn bản không đảm bảo chất lượng...
Nguồn tin: bocongan.gov.vn