Các mức xử phạt đối với người điều khiển xe vi phạm về chất ma túy và nồng độ cồn khi tham gia giao thông đường bộ.

Chủ nhật - 17/07/2022 21:36
Rượu bia, ma túy, chất kích thích hay chất cấm luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ đến sức khỏe và tinh thần người sử dụng, càng nguy hiểm hơn khi người sử dụng ma túy, rượu bia, chất kích thích điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Lái xe trong tình trạng bị kích thích, năng lực điều khiển hành vi bị ảnh hưởng dễ gây tai nạn giao thông, ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của chính người lái xe cũng như những người tham gia giao thông khách, đồng thời còn có thể trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội bởi hậu quả tai nạn giao thông gây ra.

Để góp phần phòng ngừa tác hại của rượu, bia, chất kích thích, chất cấm và bảo đảm trật tự an toàn giao thông, pháp luật đã có nhiều quy định, chế tài xử lý rất nặng đối với các hành vi vi phạm về việc sử dụng ma túy, rượu, bia, chất kích thích, chất cấm khi tham gia giao thông, cụ thể: 

1. Chế tài xử lý đối với các hành vi vi phạm về sử dụng chất ma túy khi tham gia giao thông đường bộ theo quy định của Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2020 (sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP) 

Loại xe/Đối tượng vi phạm Hành vi Mức phạt Hình thức xử phạt bổ sung
Ô tô Điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy 30-40 triệu đồng Tước quyền sử dụng GPLX từ 22- 24 tháng
Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy của người thi hành công vụ. 30-40 triệu đồng Tước quyền sử dụng GPLX từ 22- 24 tháng
Xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy Điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy; 6-8 triệu đồng Tước quyền sử dụng GPLX từ 22 tháng - 24 tháng

Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy của người thi hành công vụ

 

6-8 triệu đồng Tước quyền sử dụng GPLX từ 22 tháng - 24 tháng

 

Ngoài ra, các trường hợp vi phạm về sử dụng chất ma túy khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông, cơ quan chức năng sẽ xác minh về nhân thân, thông kê, lập danh sách trao đổi với cơ quan, tổ chức, UBND cấp xã nơi người đó làm việc, cư trú để có biện pháp quản lý theo quy định của Luật Phòng, chống ma túy; đồng thời, kiến nghị ngành giao thông vận tải có biện pháp trong việc quản lý, đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe.

2. Chế tài xử lý đối với các hành vi vi phạm trong cơ thể có nồng độ cồn khi tham gia giao thông đường bộ theo quy định của Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2020 (sửa đổi bổ sung tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP):

Loại xe/Đối tượng vi phạm Hành vi Mức phạt Hình thức xử phạt bổ sung

 

Ô tô

Điều khiển xe trên đường  mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở. 6-8 triệu đồng Tước quyền sử dụng GPLX từ 10- 12 tháng
Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở. 16-18 triệu đồng Tước quyền sử dụng GPLX từ 16- 18 tháng
Điều khiển xe trên đường  mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở; 30-40 triệu đồng Tước quyền sử dụng GPLX từ 22- 24 tháng
Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ. 30-40 triệu đồng Tước quyền sử dụng GPLX từ 22- 24 tháng
Xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở. 2-3 triệu đồng Tước quyền sử dụng GPLX từ 10 tháng - 12 tháng
Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở. 4-5 triệu đồng Tước quyền sử dụng GPLX từ 16 tháng - 18 tháng
Điều khiển xe trên đường  mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở 6-8 triệu đồng Tước quyền sử dụng GPLX từ 22- 24 tháng
Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ 6-8 triệu đồng Tước quyền sử dụng GPLX từ 22- 24 tháng
Máy kéo, xe máy chuyên dùng Điều khiển xe trên đường  mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở 3-5 triệu đồng Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 10 - 12 tháng
Điều khiển xe trên đường  mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở. 6-8 triệu đồng Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 16 tháng -18 tháng
Điều khiển xe trên đường  mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở; 16-18 triệu đồng Tước quyền sử dụng GPLX (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 22 tháng - 24 tháng
Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ 16-18 triệu đồng Tước quyền sử dụng GPLX (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 22 tháng - 24 tháng
Xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện) Điều khiển xe trên đường  mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở. 80-100 nghìn đồng  
Điều khiển xe trên đường  mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở. 300-400 nghìn đồng  
Điều khiển xe trên đường  mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở. 400-600 nghìn đồng  
Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ. 400-600 nghìn đồng  

 

​Thời gian qua, Công an tỉnh Hà Nam đã triển khai nhiều biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh để giảm thiểu tai nạn giao thông; trong đó, đã chỉ đạo lực lượng Cảnh sát giao thông tăng cường kiểm soát phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và tuần tra xử lý người điều khiển phương tiện tham gia giao thông vi phạm trong cơ thể có chất ma túy và nồng độ cồn (từ đầu năm 2022 đến nay, Công an tỉnh Hà Nam đã dừng, kiểm tra trên 80 trường hợp, phát hiện, xử lý 16 trường hợp vi phạm quy định về nồng độ cồn, xử phạt hơn 163 triệu đồng). Tuy nhiên, tình trạng sử dụng rượu, bia, ma túy, chất cấm khi tham gia giao thông vẫn tiềm ẩn nhiều phức tạp. Do đó, Công an tỉnh sẽ tiếp tục chỉ đạo các lực lượng chức năng tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, bảo đảm trật tự an toàn giao thông nhằm chủ động phòng ngừa, phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm của người điều khiển phương tiện mà trong cơ thể có chất ma túy, nồng độ cồn và các hành vi vi phạm khác góp phần hạn chế các sự cố giao thông và kiềm chế, giảm thiểu tai nạn giao thông. 

Công an tỉnh Hà Nam đề nghị mỗi người dân khi tham gia giao thông cần nâng cao ý thức, chấp hành nghiêm quy định của pháp luật; khi phát hiện có người sử dụng ma túy, chất kích thích tham gia giao thông cần báo ngay cho cơ quan chức năng để kịp thời ngăn chặn, xử lý./.

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây